Việt Nam cần phải sớm ‘xanh hóa hạt gạo’

Tue Anh 9:36 chiều, Thứ Bảy, 1 Tháng Mười 2022

\Vừa qua, tại TP.HCM, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề “Phụ phẩm nông nghiệp – nguồn tài nguyên tái tạo”.

Xanh hóa hạt gạo” là hình tượng được dùng để nhấn mạnh việc tận dụng các phụ phẩm trong sản xuất lúa gạo cũng như nông nghiệp nói chung, biến chúng thành các nguyên liệu đầu vào cho các ngành khác và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

“Xanh hóa hạt gạo” là xu thế mới hiện nay

Theo thống kê của ngành nông nghiệp, hằng năm có gần 160 triệu tấn phụ phẩm trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Phần lớn bị thải ra môi trường hoặc xử lý không phù hợp, vừa gây ô nhiễm và lãng phí lớn. Trong khi đó, đây lại là nguồn nguyên liệu tái tạo lớn có thể tận dụng để sản xuất nhiều thứ khác nhau.

Cụ thể, trong lĩnh vực trồng trọt, phụ phẩm từ cây lúa, ngô, mía, rau… có thể cung cấp tương đương với khoảng 43 triệu tấn phân hữu cơ, 1,8 triệu tấn đạm urê, 1,6 triệu tấn supe lân đơn và 2,2 triệu tấn kali sulfat. Đây là con số rất lớn mà chúng ta vẫn để còn lãng phí. Trong chăn nuôi, mới chỉ tận dụng được 23% chất thải để sản xuất phân bón hữu cơ, còn lại đang bị bỏ phí, chưa được sử dụng để cung cấp nguyên liệu đầu vào cho trồng trọt, chăn nuôi theo chuỗi liên kết tuần hoàn.

Bên cạnh đó, nông nghiệp cũng là một trong những tác nhân gây nên biến đổi khí hậu do phát thải khí nhà kính. Theo tính toán của Bộ NN-PTNT, tổng lượng khí thải từ sản xuất nông nghiệp chiếm trên 15% tổng lượng phát thải; lượng phát thải dự kiến nếu không có biện pháp can thiệp sẽ lên tới khoảng 120 triệu tấn CO2 vào năm 2030.

Tags: ,
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận