Thứ Ba, Tháng Năm 17, 2022
  • Diễn đàn
  • Bất động sản
  • Kinh tế – Đầu tư
  • Giới thiệu dự án
  • Thương hiệu
    • Pháp lý
Doanh Nghiệp Trẻ
  • HOME
  • ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN
  • ĐĂNG NHẬP
  • ĐĂNG BÀI
  • ĐIỀU KHOẢN
No Result
View All Result
Doanh Nghiệp Trẻ
No Result
View All Result
  • Diễn đàn
  • Bất động sản
  • Kinh tế – Đầu tư
  • Giới thiệu dự án
  • Thương hiệu
Home Bất động sản

TP.Hồ Chí Minh: Hàng trăm dự án nhà ở chờ gỡ vướng

BÀI ĐÃ KIỂM DUYỆT bởi BÀI ĐÃ KIỂM DUYỆT
04:12 - 09/12/2021
in Bất động sản
Reading Time: 6 mins read
A A
0
Dcim103mediadji_0090.jpg

Giá nhà TP HCM tăng cao một phần do thiếu nguồn cung

754
SHARES
1.5k
VIEWS
Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterChia sẻ Pinterest

(DOANH NGHIỆP TRẺ) – Thông tin được đăng tải trên Diễn đàn Doanh nghiệp trong 11 tháng đầu năm tại TP.HCM vẫn còn khoảng 150 dự án bị ách tắc vì khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở 2014 đã được sửa đổi, bổ sung chưa đi vào thực tiễn.

Bài viếtliên quan

Khánh Hòa: Tiến hành rà soát các dự án liên quan đến khu đô thị mới Cam Lâm

Khánh Hòa: Tiến hành rà soát các dự án liên quan đến khu đô thị mới Cam Lâm

2022/05/15

TP.HCM: Nhiều dự án nhà ở xã hội chậm tiến độ, cần xem lại năng lực tài chính của chủ đầu tư

2022/05/14

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản góp ý kiến Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 08 luật, trong đó có sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở 2014.

“Đũa thần” chưa thể vung

Theo HoREA, khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở 2014 đã được sửa đổi, bổ sung tại điểm c khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư 2020, thi hành từ ngày 1/1/2021 là một trong những điểm mới từng được kỳ vọng gỡ vướng cho các dự án nhà ở thương mại có quỹ đất hỗn hợp khi bỏ quy định yêu cầu dự án có 100% đất ở mới được công nhận chủ đầu tư.

At-xen-ke-t-2
Loạt dự án có đất công xen cài tại TP HCM vướng vẫn hoàn vướng

Tuy nhiên, hơn 11 tháng qua, TP chỉ chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư cho 20 dự án tồn đọng trước đây và chưa áp dụng được khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở 2014 vào thực tiễn, nên vẫn “ách tắc” khoảng 150 dự án đầu tư có quỹ đất hỗn hợp, hoặc chỉ có đất nông nghiệp, hoặc chỉ có đất phi nông nghiệp không phải là đất ở đề nghị “chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư”.

Theo HoREA, do không được công nhận chủ đầu tư nên gây thiệt hại rất lớn cho các doanh nghiệp và làm sụt giảm nguồn cung sản phẩm nhà ở.

Cũng theo HoREA, điều này đã đẩy giá nhà tăng cao trong hơn 05 năm qua, làm hụt nguồn thu ngân sách nhà nước, làm cho việc sử dụng đất kém hiệu quả do chậm đưa đất vào sử dụng và làm cho môi trường đầu tư kinh doanh thiếu tính minh bạch, công bằng, lành mạnh, tạo lợi thế không chính đáng, không công bằng cho một số chủ đầu tư “may mắn” có dự án đã được duyệt.

Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch HoREA lấy dẫn chứng, nếu bình quân mỗi dự án có mức đầu tư 1.000 tỷ đồng, tổng mức đầu tư của 150 dự án lên đến 150.000 tỷ đồng thì Nhà nước đã bị hụt thu 15.000 tỷ đồng thuế GTGT (thuế suất 10%). Nếu các dự án có lợi nhuận 20% bằng 30.000 tỷ đồng thì Nhà nước đã bị hụt thu 6.000 tỷ đồng thuế TNDN (thuế suất 20%) và không thu được các nguồn thuế phái sinh khác nếu dự án được đưa vào kinh doanh.

Các chủ đầu tư nếu vay 70% của tổng mức đầu tư với lãi vay 10%/năm thì trong 5 năm qua phải trả lãi vay lên đến khoảng 52.500 tỷ đồng, nên các doanh nghiệp bị thiệt hại rất lớn và bị mất cơ hội kinh doanh.

Tác động tiêu cực đến thị trường

Cũng theo HoREA, hệ lụy thiếu nguồn cung dự án, thiếu sản phẩm nhà ở nên đã xuất hiện các tác động tiêu cực.

Một là, chủ đầu tư có sản phẩm nhà ở, nhất là chủ đầu tư dự án lớn có lợi thế, có thể độc chiếm thị trường, làm giá, đẩy giá nhà lên cao nhằm tối đa hoá lợi nhuận, dẫn đến tình trạng giá nhà tăng liên tục trong hơn 5 năm qua kể cả trong giai đoạn dịch COVID-19.

Hai là, do thiếu nguồn cung nên các chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại giá vừa túi tiền đẩy giá lên thành nhà trung cao cấp. Trong 2 năm 2020-2021 hầu như không còn loại nhà ở giá bình dân dưới 25 triệu đồng/m2 trên thị trường, làm cho giấc mơ tạo lập nhà của người có thu nhập trung bình, người có thu nhập thấp đô thị càng xa vời.

Dcim103mediadji_0090.jpg
Giá nhà TP HCM tăng cao một phần do thiếu nguồn cung

Theo Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu – khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở 2014 đã được sửa đổi, bổ sung tại điểm c khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư 2020 đối với các dự án nhà ở thương mại chỉ có đất nông nghiệp, hoặc chỉ có đất phi nông nghiệp không phải là đất ở.

Các dự án nhà ở thương mại chỉ có đất nông nghiệp hoặc đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chiếm khoảng trên dưới 10% trong tổng số dự án nhà ở thương mại nhưng là các dự án lớn, hoặc rất lớn.

Do vậy, rất cấp thiết, cấp bách phải sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở 2014 để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản, cho doanh nghiệp và người tiêu dùng, đồng thời góp phần xây dựng hoàn thiện môi trường đầu tư minh bạch, công bằng, cạnh tranh lành mạnh.

Theo đó, HoREA cho rằng cần sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở 2014 đã được sửa đổi, bổ sung tại điểm c khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư 2020.

Trong đó, các trường hợp nhà đầu tư có quyền sử dụng đất quy định tại các điểm a, b và c khoản này phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đất đai, phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị, điểm dân cư nông thôn.

“Sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất đối với phần diện tích đất không phải là đất ở thuộc dự án đầu tư và hoàn thành nghĩa vụ tài chính có liên quan theo quy định của pháp luật về đất đai để xây dựng nhà ở thương mại” – Chủ tịch HoREA nêu rõ.

Bởi: Diệu Hoa
Thẻ: doanh nghiệp trẻnhà ở thương mạiTP.HCM
Share302Tweet189Pin68
Bài trước

Bốn lô đất Thủ Thiêm được đấu giá với mức khởi điểm là 5.300 tỷ đồng

Bài sau

Phuc Khang Corporation đạt Top 10 doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam: Sự vươn mình đầy ấn tượng của  một nhà phát triển công trình xanh tiên phong và trách nhiệm

BÀI ĐÃ KIỂM DUYỆT

BÀI ĐÃ KIỂM DUYỆT

Bài viết cùng chuyên mục

Khánh Hòa: Tiến hành rà soát các dự án liên quan đến khu đô thị mới Cam Lâm

Khánh Hòa: Tiến hành rà soát các dự án liên quan đến khu đô thị mới Cam Lâm

2022/05/15
TP.HCM: Nhiều dự án nhà ở xã hội chậm tiến độ, cần xem lại năng lực tài chính của chủ đầu tư

TP.HCM: Nhiều dự án nhà ở xã hội chậm tiến độ, cần xem lại năng lực tài chính của chủ đầu tư

2022/05/14
TP.HCM: Nhiều dự án chậm triển khai của FOSCO nằm ngay trung tâm

TP.HCM: Nhiều dự án chậm triển khai của FOSCO nằm ngay trung tâm

2022/05/10
Thanh Hóa: 3 dự án “khủng” giao đất không qua đấu giá

Thanh Hóa: 3 dự án “khủng” giao đất không qua đấu giá

2022/05/07
Thị trường bất động sản: Hứa hẹn lực hút đầu tư hấp dẫn

Thị trường bất động sản: Hứa hẹn lực hút đầu tư hấp dẫn

2022/05/06
Chủ tịch TPHCM chỉ đạo gỡ vướng cho nhà ở xã hội

Chủ tịch TPHCM chỉ đạo gỡ vướng cho nhà ở xã hội

2022/05/05
29 doanh nghiệp bất động sản ở TP.HCM đồng loạt đề nghị ‘tháo gỡ vướng mắc’

29 doanh nghiệp bất động sản ở TP.HCM đồng loạt đề nghị ‘tháo gỡ vướng mắc’

2022/05/04
Quảng Nam chấm dứt hoạt động hàng loạt dự án

Quảng Nam chấm dứt hoạt động hàng loạt dự án

2022/05/02
Giá đất nền, chung cư ở Hà Nội, TP.HCM tăng ‘chóng mặt’

Giá đất nền, chung cư ở Hà Nội, TP.HCM tăng ‘chóng mặt’

2022/05/01
Đà Nẵng: Biệt phủ ‘đại gia vàng’ xây trên đất rừng, 7 năm vẫn chưa tháo dỡ xong

Đà Nẵng: Biệt phủ ‘đại gia vàng’ xây trên đất rừng, 7 năm vẫn chưa tháo dỡ xong

2022/04/29
Xem thêm
Bài sau
Img_1639098649319_1639106882304

Phuc Khang Corporation đạt Top 10 doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam: Sự vươn mình đầy ấn tượng của  một nhà phát triển công trình xanh tiên phong và trách nhiệm

250895917_612181103476461_6712480019897111097_n

Khánh Hòa: Siết chặt quản lý đất Cam Lâm

Bình luận của bạn
Nhấp chuột vào đây để hủy trả lời.

Được đề xuất.

Tien-phong-noxh-1276

Bộ Xây dựng vào cuộc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

09:10 - 13/10/2021
Lâm Đồng thành lập tổ công tác kiểm tra việc hiến đất làm đường giao thông mới để tách thửa tại TP.Bảo Lộc và H.Bảo Lâm

Lâm Đồng thành lập tổ công tác kiểm tra việc hiến đất làm đường giao thông mới để tách thửa tại TP.Bảo Lộc và H.Bảo Lâm

01:01 - 17/01/2022

Bình luận

  • Hương Nguyễn on Khánh Hòa công bố danh sách 56 dự án bị thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội: “Có danh sách không vậy” Th4 15, 01:02
  • Vy Nguyễn on Xây dựng trái phép gần 500 căn nhà, dự án khu dân cư Tân Thịnh của LDG bị thanh tra toàn diện: “CTY đất xanh miền nam là bọn cướp ban ngày. Mình mua theo dạng vay ngân hàng, nếu bank không…” Th8 7, 12:28
  • Lê Quân on Dự án Takashi Ocean Suite Quy Nhơn: “Tập đoàn BĐS Danh Khôi rất uy tín” Th7 7, 08:12
  • sandraboothy on Bình Phước là tỉnh triển khai dự án cao tốc Tp. HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành: “nk” Th5 24, 22:09
  • Anh Tú on TP HCM: Như báo chí đưa tin lùm xùm chưa có “hồi kết” tại dự án The Western Capital: “Chưa có hồi kết” Th4 21, 14:26

DOANHNGHIEPTRE.VN
Tổng giám đốc: Ông Nguyễn Nhuận
Email: phapluatvathitruong@gmail.com

BAN KIỂM DUYỆT NỘI DUNG
Phụ trách: Nguyễn Mai Hương
Email: info.banbientap@gmail.com
Hotline: 0942.480.678

GIẤY PHÉP BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Số: 262/GP-BTTTT cấp ngày 19/6/2020
Trụ sở: Tòa nhà Victoria Building – 755 Lũy Bán Bích, P. Phú Thọ Hòa, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh

  • ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN
  • ĐĂNG NHẬP
  • ĐĂNG BÀI
  • ĐIỀU KHOẢN
  • HOME

@ Website vận hành bởi:CT Truyền thông Pháp luật Thị trường

No Result
View All Result
  • HOME
  • ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN
  • ĐĂNG NHẬP
  • ĐĂNG BÀI
  • ĐIỀU KHOẢN
This website uses cookies. By continuing to use this website you are giving consent to cookies being used. Visit our Privacy and Cookie Policy.

 
Loading Comments...
Comment
    ×