Thứ Tư, Tháng Bảy 6, 2022
  • Diễn đàn
  • Bất động sản
  • Kinh tế – Đầu tư
  • Giới thiệu dự án
  • Thương hiệu
    • Pháp lý
Doanh Nghiệp Trẻ
  • HOME
  • ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN
  • ĐĂNG NHẬP
  • ĐĂNG BÀI
  • ĐIỀU KHOẢN
No Result
View All Result
Doanh Nghiệp Trẻ
No Result
View All Result
  • Diễn đàn
  • Bất động sản
  • Kinh tế – Đầu tư
  • Giới thiệu dự án
  • Thương hiệu
Home Pháp lý

Phạt tiền từ 400 – 600 triệu đồng đối với hành vi bán hoặc cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai chưa đủ điều kiện mở bán

BÀI ĐÃ KIỂM DUYỆT bởi BÀI ĐÃ KIỂM DUYỆT
11:02 - 13/02/2022
in Pháp lý
Reading Time: 4 mins read
A A
0
Phạt tiền từ 400 – 600 triệu đồng đối với hành vi bán hoặc cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai chưa đủ điều kiện mở bán

Tỉnh Bắc Ninh đã yêu cầu Tập đoàn Hanaka dừng kinh doanh dự án bất động sản khi chưa đủ điều kiện theo quy định.

763
SHARES
1.5k
VIEWS
Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterChia sẻ Pinterest

(DOANH NGHIỆP TRẺ) – Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng, đối với các hành vi bán hoặc cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai không có bảo lãnh ngân hàng, chưa đủ các điều kiện mở bán sẽ bị phạt tiền từ 400 – 600 triệu đồng.

Bài viếtliên quan

Rủi ro khi mua nhà bằng vi bằng

Rủi ro khi mua nhà bằng vi bằng

2022/06/29

Bãi bỏ khung giá đất: Xóa tình trạng chênh lệch giá ảo – giá thật

2022/06/29

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, ngoài tăng nặng mức phạt hành chính cố định, cần cân nhắc tính toán phương án mức xử phạt theo tỷ lệ phần trăm số tiền mà chủ đầu tư đã huy động.

Tỉnh Bắc Ninh đã yêu cầu Tập đoàn Hanaka dừng kinh doanh dự án bất động sản khi chưa đủ điều kiện theo quy định.

Gấp đôi mức phạt so với quy định cũ

Như vậy, Nghị định 16 đã nâng gấp đôi mức phạt so với quy định tại Nghị định số 139/2017 là mức phạt tiền từ 250 – 300 triệu đồng đối với các hành vi trên.

Trên thực thế, vấn nạn bán lúa non dự án, chủ đầu tư “né” bảo lãnh ngân hàng đã diễn ra nhiều năm và khó trị dứt điểm. Trao đổi với phóng viên, đại diện một doanh nghiệp địa ốc tại Hà Nội cho biết, thực tế để thực hiện dự án cần nguồn tiền rất lớn, do đó, chủ đầu tư luôn tìm cách để huy động vốn sớm và để né số tiền 2% bảo lãnh ngân hàng mỗi năm.

Với bảo lãnh ngân hàng, nhiều “chiêu thức” được đưa ra để né bảo lãnh đó là khi khách hàng yêu cầu xem văn bản bảo lãnh thì nhân viên tư vấn chỉ cung cấp được giấy thông báo về việc chấp thuận nguyên tắc cấp bảo lãnh đối với dự án.

Thực chất đây chỉ là biên bản ghi nhớ về bảo lãnh hay chủ đầu tư cung cấp giấy ký kết hợp tác tín dụng với ngân hàng và trưng những biển quảng cáo cho vay của ngân hàng tại dự án để lấy lòng tin của người mua nhà.

Mặt khác, nhằm huy động vốn sớm, chủ đầu tư khi bán nhà, huy động vốn đều không ký kết hợp đồng mua bán căn hộ mà thường ký kết ở dạng hợp đồng khác như hợp đồng vay vốn, hợp đồng đặt cọc, hợp đồng ký quỹ… đây là các hợp đồng dân sự, do đó rất khó xử phạt các chủ đầu tư vi phạm.

Bịt kẽ hở “lách luật”

Thực tế, số tiền giao dịch ở các dự án là rất lớn. Do đó, mức xử phạt sẽ không thấm vào đâu so với lợi ích mà chủ đầu tư được hưởng lợi.

Luật sư Lê Văn Hồi – Giám đốc điều hành Công ty Luật My Way cho rằng, cần siết quy định về huy động vốn đối với BĐS hình thành trong tương lai dưới các hình thức hợp đồng đặt cọc, ký quỹ, góp vốn, bịt kẽ hở để chủ dự án không thể “lách luật” và các cơ quan thi hành pháp luật mới có thể xử phạt.

Mặt khác, có thể cần xem xét đến các yếu tố để xử lý hình sự đối với các hành vi cố tình vi phạm, gây hậu quả nghiêm trọng để răn đe các chủ đầu tư.

Đồng quan điểm, ông Trần Đình Quý, Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Khánh Hòa cho rằng thực chất, hiện nay trong luật kinh doanh bất động sản có nhiều yếu tố bất cập chứ không riêng cam kết bảo lãnh. Với tình hình hiện tại, khi chủ đầu tư đã có thể huy động vốn ngay cả khi dự án chưa đủ điều kiện, thì rõ ràng chủ đầu tư dễ dàng né bảo lãnh ngân hàng bởi dự án đã có thể bán khi chưa đủ cơ sở pháp lý.

Đây chính vấn đề gốc rễ của việc né bảo lãnh ngân hàng và cần có chế tài chặt chẽ trong việc huy động vốn dự án khi chưa đủ điều kiện mở bán.

Bởi: Diệu Hoa
Thẻ: bảo lãnh ngân hàngdoanh nghiệp trẻhuy động vốnmua bán nhà ở hình thành trong tương lai
Share305Tweet191Pin69
Bài trước

Thủ tướng chỉ đạo rà soát các dự án bỏ hoang đất

Bài sau

Giải pháp nào cho hai lô đất bị bỏ cọc ở Thủ Thiêm?

BÀI ĐÃ KIỂM DUYỆT

BÀI ĐÃ KIỂM DUYỆT

Bài viết cùng chuyên mục

Rủi ro khi mua nhà bằng vi bằng

Rủi ro khi mua nhà bằng vi bằng

2022/06/29
Bãi bỏ khung giá đất: Xóa tình trạng chênh lệch giá ảo – giá thật

Bãi bỏ khung giá đất: Xóa tình trạng chênh lệch giá ảo – giá thật

2022/06/29
TP.HCM sẽ cấp sổ hồng cho 50.000 căn hộ

TP.HCM sẽ cấp sổ hồng cho 50.000 căn hộ

2022/06/04
Khánh Hòa nói gì việc ngăn chặn tách thửa đất, lách luật?

Khánh Hòa nói gì việc ngăn chặn tách thửa đất, lách luật?

2022/06/02
Rủi ro khó lường vì kê khai mua – bán nhà đất giá thấp

Rủi ro khó lường vì kê khai mua – bán nhà đất giá thấp

2022/05/20
Thanh tra Chính phủ yêu cầu UBND TP.HCM xác định lại giá đất việc bán chỉ định 53 nhà đất công

Thanh tra Chính phủ yêu cầu UBND TP.HCM xác định lại giá đất việc bán chỉ định 53 nhà đất công

2022/05/10
Ninh Kiều – Cần Thơ: Hàng loạt sai phạm nghiêm trọng về vấn đề đất đai

Ninh Kiều – Cần Thơ: Hàng loạt sai phạm nghiêm trọng về vấn đề đất đai

2022/05/10
Nếu tài khoản 2 doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm không còn tiền hoặc không đủ tiền thì sẽ xử lý như thế nào tiếp theo?

Nếu tài khoản 2 doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm không còn tiền hoặc không đủ tiền thì sẽ xử lý như thế nào tiếp theo?

2022/05/07
Mua chung cư trả góp và những điều nên biết để tránh rủi ro?

Mua chung cư trả góp và những điều nên biết để tránh rủi ro?

2022/05/05
62ha đất sân golf Phan Thiết bị ‘hô biến’ thành đất đô thị như thế nào?

62ha đất sân golf Phan Thiết bị ‘hô biến’ thành đất đô thị như thế nào?

2022/05/04
Xem thêm
Bài sau
Giải pháp nào cho hai lô đất bị bỏ cọc ở Thủ Thiêm?

Giải pháp nào cho hai lô đất bị bỏ cọc ở Thủ Thiêm?

Sở Xây dựng Đà Nẵng nói gì về việc công trình bệnh viện 7 tầng không phép tồn tại giữa trung tâm

Sở Xây dựng Đà Nẵng nói gì về việc công trình bệnh viện 7 tầng không phép tồn tại giữa trung tâm

Bình luận của bạn
Nhấp chuột vào đây để hủy trả lời.

Được đề xuất.

De-xuat-phan-bo-3-426-nha-dat-o-tp-hcm-de-phuc-vu-tai-dinh-cu

Đề xuất phân bổ 3.426 nhà đất ở TP.HCM để phục vụ tái định cư

02:06 - 09/06/2021

Hủy sổ đỏ 3 khu đất vàng Sa Pa rộng hàng chục hecta đã cấp cho doanh nghiệp

19:05 - 18/05/2021

Bình luận

  • Hương Nguyễn on Khánh Hòa công bố danh sách 56 dự án bị thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội: “Có danh sách không vậy” Th4 15, 01:02
  • Vy Nguyễn on Xây dựng trái phép gần 500 căn nhà, dự án khu dân cư Tân Thịnh của LDG bị thanh tra toàn diện: “CTY đất xanh miền nam là bọn cướp ban ngày. Mình mua theo dạng vay ngân hàng, nếu bank không…” Th8 7, 12:28
  • Lê Quân on Dự án Takashi Ocean Suite Quy Nhơn: “Tập đoàn BĐS Danh Khôi rất uy tín” Th7 7, 08:12
  • sandraboothy on Bình Phước là tỉnh triển khai dự án cao tốc Tp. HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành: “nk” Th5 24, 22:09
  • Anh Tú on TP HCM: Như báo chí đưa tin lùm xùm chưa có “hồi kết” tại dự án The Western Capital: “Chưa có hồi kết” Th4 21, 14:26

DOANHNGHIEPTRE.VN
Tổng giám đốc: Ông Nguyễn Nhuận
Email: phapluatvathitruong@gmail.com

BAN KIỂM DUYỆT NỘI DUNG
Phụ trách: Nguyễn Mai Hương
Email: info.banbientap@gmail.com
Hotline: 0942.480.678

GIẤY PHÉP BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Số: 262/GP-BTTTT cấp ngày 19/6/2020
Trụ sở: Tòa nhà Victoria Building – 755 Lũy Bán Bích, P. Phú Thọ Hòa, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh

  • ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN
  • ĐĂNG NHẬP
  • ĐĂNG BÀI
  • ĐIỀU KHOẢN
  • HOME

@ Website vận hành bởi:CT Truyền thông Pháp luật Thị trường

No Result
View All Result
  • HOME
  • ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN
  • ĐĂNG NHẬP
  • ĐĂNG BÀI
  • ĐIỀU KHOẢN
This website uses cookies. By continuing to use this website you are giving consent to cookies being used. Visit our Privacy and Cookie Policy.

 
Loading Comments...
Comment
    ×