Hiện nay, trên thị trường xuất hiện sản phẩm mỹ phẩm mang nhãn hiệu TBD Cosmetics được quảng cáo có nguồn gốc từ Nhật Bản do Công ty TNHH XNK mỹ phẩm TBD Mai Ái Thi (Công ty TBD Mai Ái Thi) có địa chỉ tầng 14, Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5, Quận 3, TP.HCM nhập khẩu và phân phối độc quyền. Mặc dù chỉ là sản phẩm mỹ phẩm, thế nhưng mỹ phẩm mang nhãn hiệu TBD lại thổi phồng công dụng ‘thần thành’ khiến người tiêu dùng không khỏi hiểu lầm đây là thuốc chữa bệnh.
Điều đáng nói, dù chỉ là mỹ phẩm nhưng trên rất nhiều sàn thương mại điện tử như Sendo.vn, shoopee.vn,… và các fanpage trên mạng xã hội “Kem TBD thần thánh” và “Kem TBD Thần Thánh đặc trị nám, tàn nhang và vết thâm sau laze, phi lăn kim”, những sản phẩm mang nhãn hiệu TBD lại được quảng cáo như thuốc, thổi phồng công dụng với những từ ngữ như “điều trị mụn, nám, tàn nhang, mụn sẹo thâm, lộ chân lông to”…

Nhân viên tư vấn của một trang mạng xã hội chuyên bán sản phẩm TBD còn khẳng định với khách hàng: sản phẩm có xuất xứ Nhật Bản, đảm bảo điều trị dứt điểm mụn, nám, tàn nhang…. Để tạo lòng tin, nhân viên này còn gửi cho khách hàng văn bản giới thiệu về “Bộ kem thần thánh TBD” gồm 5 sản phẩm với các thông tin chi tiết về thành phần, công dụng và cách sử dụng. Trong đó ghi rõ: “Bộ sản phẩm thần thánh TBD được nghiên cứu và sử dụng đặc biệt để điều trị làn da ngăm đen, nám vàng, nám mảng, kể cả nám máu, nám chân đinh,…Ngoài ra, sản phẩm còn điều trị được thâm sẹo do mụn, do tẩy lột hay cả những làn da bị viêm mụn nặng.

Mức giá cho một bộ sản phẩm TBD này lên tới 3.000.000/bộ. Được biết, trên vỏ sản phẩm cũng ghi những công dụng “thần thánh” như đã nêu ở trên.
Theo Thông tư 06/2011/TT-BYT, quy định về quản lý mỹ phẩm, cùng với hướng dẫn của ASEAN về công bố tính năng của sản phẩm mỹ phẩm, những từ dùng cho quảng cáo như: Trị mụn, chữa khỏi, làm lành mụn; Giảm/ kiểm soát sự sưng tấy phù nề; Loại bỏ/ giảm mỡ/ giảm béo; Diệt nấm; Diệt virus; Kích thích… không được chấp nhận dùng trong quảng cáo mỹ phẩm…
Công văn số 1609/QLD-MP của Cục Quản lý Dược – Mỹ phẩm (Bộ Y tế) về hướng dẫn phân loại mỹ phẩm và công bố tính năng mỹ phẩm cũng nêu rõ: các từ mang ý nghĩa chữa khỏi như “trị”, “điều trị”, “chữa trị” đều không được chấp nhận trong việc công bố tính năng cũng như đặt tên sản phẩm mỹ phẩm…
Như vậy, rõ ràng các sản phẩm TBD đang được quảng cáo sai quy định.
Về nguồn gốc sản phẩm, khi được yêu cầu cung cấp giấy phép hoạt động, nhân viên tư vấn chỉ đưa ra được một số giấy chứng nhận phân phối sản phẩm.
Tìm hiểu thêm thông tin trên báo chí, được biết: Vào ngày 6/7/2020, Sở Y tế TP.HCM đã cấp phiếu tiếp nhận công bố sản phẩm 7 loại mỹ phẩm TBD cho Công ty TNHH XNK mỹ phẩm TBD Mai Ái Thi gồm: “TBD-Moiturizing Cream; TBD-Whitening Night Cream; TBD-Whitening Day Cream; TBD-Serum White Rose And Anti Wrinkle; Cleanser Facial; Cleanser Skin-Acne và Repairing Skin Cream”.
Tuy nhiên, phiếu tiếp nhận công bố sản phẩm trên chỉ áp dụng đối với hàng hóa sản xuất trong nước, trong khi đó, các sản phẩm mỹ phẩm TBD của do Công ty TNHH XNK mỹ phẩm TBD Mai Ái Thi phân phối lại được quảng cáo có nguồn gốc từ Nhật Bản. Nếu thực sự là mỹ phẩm nhập khẩu, công ty Mai Ái Thi đã phải nộp hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm tại Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế.
Thế nhưng, ông Nguyễn Văn Viên – Trưởng phòng Quản lý mỹ phẩm Cục Quản lý Dược lại khẳng định, chưa có sản phẩm hay nhãn hiệu nào từ Công ty TNHH XNK mỹ phẩm TBD Mai Ái Thi được cấp số tiếp nhận phiếu công bố và không thấy lưu trữ số liệu nào.
“Đây là hàng mỹ phẩm nhập khẩu nhưng cho đến nay theo dữ liệu tra cứu thì chưa có sản phẩm hay nhãn hiệu nào từ công ty này được cấp số tiếp nhận phiếu công bố và không thấy lưu trữ số liệu nào. Theo quy định đối với mỹ phẩm nhập khẩu nếu muốn đưa ra lưu hành thì phải được cấp số tiếp nhận. Tôi tra theo cả mã số thuế của công ty này trên dữ liệu cũng không thấy”.
Đồng thời, theo thông tin từ Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389 Quốc gia), không có sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu nào mang thương hiệu TBD – Made in Japan trên hệ thống dữ liệu Hải Quan.

Như vậy, TBD không phải sản phẩm có nguồn gốc từ Nhật Bản mà nhiều khả năng chỉ là một sản phẩm sản xuất trong nước được dán nhãn mác Nhật Bản để đưa ra thị trường tiêu thụ, lừa dối người tiêu dùng.
Đáng chú ý, trên thị trường gần dây còn xuất hiện sản phẩm mỹ phẩm TBD với mọi thông tin trên bao bì, vỏ hộp sản phẩm y hệt sản phẩm do Công ty TNHH XNK mỹ phẩm TBD Mai Ái Thi phân phối, chỉ khác đơn vị phân phối lần này lại là Công ty TNHH XNK Mai Tùng Anh, có địa chỉ tại lầu 3, tòa nhà Vincom quận 1, TP.HCM.
Người tiêu dùng nên thận trọng khi mua sản phẩm này.
Tin cùng chuyên mục:
Cua siêu gạch Na Uy ồ ạt về Việt Nam
Việt Nam ra mắt bia mang tên biển đảo
Bất động sản Phát Đạt, Hà Đô…lãi lớn, Đất Xanh ngậm ngùi báo lỗ
Bình Phước: Sốt đất sau chủ trương mở đường, xây cầu kết nối sân bay Long Thành
Công ty của “Shark” Trương Lý Hoàng Phi làm dự án Trung tâm đổi mới sáng tạo Hoà Bình
Mỹ thu hồi một số giấy phép bán hàng cho Huawei
Đầu tư nhiều dự án hạ tầng cho TP. Thủ Đức
Thông báo Tuyển dụng
TNR Holdings Việt Nam dùng tiền tỷ đổi sự im lặng của khách hàng dự án “VIP”?
Toyota Vios tự cháy trong đêm, chủ xe bức xúc vì hãng dùng lý lẽ chủ quan để từ chối bảo hành
Lộ diện thiết kế “mới lạ” của sữa đặc Ông Thọ
Cần xây dựng thương hiệu sầu riêng Việt Nam tại thị trường quốc tế
Năm 2021: Đầu tư vào khu vực nào tại TP.Hồ Chí Minh để kiếm tiền lời nhanh?
Đình chỉ lưu hành, thu hồi kem thoa mặt IQ và mỹ phẩm SK8 Nano
TP HCM: Như báo chí đưa tin lùm xùm chưa có “hồi kết” tại dự án The Western Capital
Thêm 2 đơn vị được phép xuất khẩu sữa sang thị trường Trung Quốc
Wewell ra mắt dòng sản phẩm mới, năng lượng mới
Đắk Lắk: Bí thư Tỉnh ủy gặp mặt các cơ quan báo chí nhân dịp Xuân Tân Sửu 2021
Đất Xanh Miền Nam và LDG Group có đẩy rủi ro về khách hàng tại dự án LDG Sky?
Ninh Thuận: Hàng loạt công ty bất động sản rao bán dự án sai dự thật